Khủng hoảng con tin Iran
Khủng hoảng con tin Iran

Khủng hoảng con tin Iran

People's Mujahedin[1]Khủng hoảng con tin Iran là một cuộc xung đột chính trị, ngoại giao giữa IranHoa Kỳ. 56 nhà ngoại giao và công dân Mỹ bị bắt làm con tin 444 ngày kể từ ngày 4 tháng 11 năm 1979 đến ngày 20 tháng 1 năm 1981 sau khi một nhóm sinh viên Iran thuộc Muslim Student Followers of the Imam's Line, hỗ trợ Cách mạng Hồi giáo, đã đánh chiếm Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tehran.[3] Cuộc khủng hoảng này giữ kỷ lục là cuộc khủng hoảng con tin dài nhất trong lịch sử.[4]Cuộc khủng hoảng đã được các phương tiện truyền thông phương Tây miêu tả như là một "sự vướng mắc" của "sự trả thù và hiểu lầm lẫn nhau".[5] Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter gọi các con tin là "nạn nhân của chủ nghĩa khủng bố và tình trạng vô chính phủ" và nói: "Hoa Kỳ sẽ không nhân nhượng với trò tống tiền."[6] Tại Iran, nó đã được nhìn nhận rộng rãi như là một đòn chống lại Hoa Kỳ và ảnh hưởng của nó ở Iran, bao gồm cả những nỗ lực nhằm làm suy yếu cuộc Cách mạng Iran và sự ủng hộ lâu dài đối với Shah Iran Mohammad Reza Pahlavi và chính quyền độc tài mới bị lật đổ trước đó.Sau khi bị lật đổ vào năm 1979, Shah Mohammad Reza Pahlavi đã lưu trú tại Hoa Kỳ với lý do để điều trị ung thư. Iran yêu cầu ông phải trở lại nước này để chịu xét xử về các tội ác mà ông bị cáo buộc trong thời gian trị vì của ông. Cụ thể, Pahlavi bị buộc tội phạm tội chống lại công dân Iran với sự giúp đỡ của cảnh sát mật, SAVAK. Người Iran cho rằng quyết định của Hoa Kỳ cho phép ông ta tị nạn tại đó là đồng lõa trong những hành động tàn bạo trước đó. Còn Hoa Kỳ lại coi vụ bắt cóc là một sự vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, với các quyền bất khả xâm phạm dành cho các quan chức ngoại giao.[7][8][9][10]Cuộc khủng hoảng đã lên đến đỉnh điểm sau khi các cuộc đàm phán ngoại giao thất bại trong việc giải phóng cho các con tin. Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter đã ra lệnh cho quân đội Hoa Kỳ cố gắng thực hiện một chiến dịch cứu hộ sử dụng tàu chiến - bao gồm cả USS NimitzUSS Coral Sea—đang tuần tra vùng biển gần Iran. Vào ngày 24 tháng 4 năm 1980, nỗ lực đánh chiếm, được gọi là Operation Eagle Claw, thất bại, dẫn đến cái chết của 8 lính Mỹ và 1 thường dân Iran, cũng như việc phá hủy của hai trực thăng. Sáu nhà ngoại giao Hoa Kỳ cuối cùng đã thoát ra khỏi nơi giam giữ do một nỗ lực kết hợp giữa Canada và Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 1 năm 1980.Shah Pahlavi sau đó rời Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1979 và cuối cùng đã được tị nạn tại Ai Cập, nơi ông qua đời vì những biến chứng của bệnh ung thư vào ngày 27 tháng 7 năm 1980. Tháng 9 năm 1980, Iraq xâm chiếm Iran, bắt đầu Chiến tranh Iran-Iraq. Những sự kiện này đã khiến chính phủ Iran đồng ý đàm phán với Hoa Kỳ, với Algérie làm trung gian. Các con tin đã chính thức được thả ra và tới Hoa Kỳ ngay ngày hôm sau khi thỏa ước Algiers được ký, chỉ vài phút sau khi Tổng thống Mỹ mới, Ronald Reagan, tuyên bố nhậm chức.Cuộc khủng hoảng được coi là một phần quan trọng trong lịch sử quan hệ ngoại giao Iran-Hoa Kỳ[11]. Các nhà phân tích chính trị trích dẫn nó như một nhân tố chính trong sự sụp đổ của tổng thống Jimmy Carter và sự thất bại của ông trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1980.[12] Tại Iran, cuộc khủng hoảng đã củng cố uy tín của Ayatollah Ruhollah Khomeini và sức mạnh chính trị của các lãnh đạo tôn giáo chống lại mọi bình thường hóa quan hệ với phương Tây[13]. Cuộc khủng hoảng cũng dẫn đến những trừng phạt kinh tế của Hoa Kỳ đối với Iran, làm yếu thêm mối quan hệ giữa hai nước[14].

Khủng hoảng con tin Iran

Thời gian Ngày 4 tháng 11 năm 1979 – Ngày 20 tháng 1 năm 1981
(444 ngày hay Bản mẫu:Tuổi in years, months, weeks and days)
Địa điểm Tehran, Iran
Kết quả Các con tin được trả tự do bởi Algiers Accords
Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gianNgày 4 tháng 11 năm 1979 – Ngày 20 tháng 1 năm 1981
(444 ngày hay Bản mẫu:Tuổi in years, months, weeks and days)
Địa điểmTehran, Iran
Kết quảCác con tin được trả tự do bởi Algiers Accords

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Khủng hoảng con tin Iran http://www.airforce-magazine.com/MagazineArchive/D... http://www.avenueofflags.com http://bangordailynews.com/2009/11/05/news/mainer-... http://www.cbsnews.com/stories/2001/01/19/iran/mai... http://www.csmonitor.com/2006/0627/p17s01-bogn.htm... http://www.findagrave.com/cgi-bin/fg.cgi?page=gr&G... http://www.historyguy.com/iran-us_hostage_crisis.h... http://irannegah.com/video_browse.aspx?keyword=hos... http://jahannews.com/vdcf1cd0jw6deca.igiw.html http://articles.latimes.com/2005/jul/16/local/me-s...